Khi gia tăng sử dụng gas trong công nghiệp và thương mại, cần nắm rõ chi tiết quy trình kiểm định gas an toàn sẽ giúp các doanh nghiệp duy trì hệ thống vận hành ổn định, hạn chế rủi ro và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng. Hãy cùng Tân Việt Sơn tìm hiểu các bước cần thiết trong quy trình này nhé!
Tiêu chuẩn được áp dụng trong quy trình kiểm định gas
Trong quy trình kiểm định hệ thống gas công nghiệp, đặc biệt là hệ thống khí đốt LPG, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn.
Các tiêu chuẩn này được cơ quan chức năng về kỹ thuật an toàn ban hành, bao gồm nhiều quy định chi tiết về thiết kế, lắp đặt và vận hành.
- Một số tiêu chuẩn quan trọng có thể kể đến như QCVN 08:2012/BKHCN
- Quy chuẩn về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
- QCVN 01:2016/BCT, quy chuẩn an toàn về đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại.
- Ngoài ra, còn có những tiêu chuẩn liên quan đến kiểm tra mối hàn (TCVN 6008:2010) và các yêu cầu về thiết kế, chống sét, lắp đặt hệ thống nối đất cho công trình công nghiệp (TCVN 9385:2012, TCVN 9358:2012).
Quy trình kiểm định gas đạt tiêu chuẩn
Quy trình kiểm định gas đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Công Thương, được ban hành qua Thông tư số 10/2017/TT-BCT.
Quy trình này bao gồm các bước kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo an toàn lao động và kỹ thuật.
- Trước tiên, hồ sơ và lý lịch của hệ thống đường ống dẫn khí đốt cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Tiếp theo là kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong, cùng với các thử nghiệm về độ bền, độ kín và kiểm tra không phá hủy (NDT).
- Sau đó, hệ thống sẽ được kiểm tra vận hành thực tế.
Mỗi bước chỉ tiếp tục khi các bước trước đó đã đạt yêu cầu, đảm bảo hệ thống không gặp bất kỳ sự cố nào. Toàn bộ quy trình được ghi chép đầy đủ và lưu trữ để đảm bảo tính minh bạch và theo dõi trong suốt quá trình kiểm định.
Kiểm tra định kỳ hệ thống gas
Kiểm định lần đầu được thực hiện ngay sau khi lắp đặt hệ thống và trước khi đưa vào sử dụng, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cần thiết. Sau đó, hệ thống phải tuân thủ quy trình kiểm định định kỳ.
Cụ thể, kỹ thuật định kỳ được thực hiện 6 năm/lần để đánh giá toàn diện về độ bền và tính an toàn của hệ thống. Bên cạnh đó, việc kiểm tra kỹ thuật bên trong và bên ngoài phải được thực hiện 2 năm/lần nhằm phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn giúp hệ tthống luôn hoạt động ổn định và tránh rủi ro cho người sử dụng.
Xem thêm: