Trong lĩnh vực công nghiệp, luôn cần đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của bồn gas. Kiểm định bồn gas công nghiệp giúp duy trì sự ổn định của hệ thống, bảo vệ an toàn cho con người và tài sản xung quanh. Hãy cùng Tân Việt Sơn tìm hiểu về thời gian kiểm định bồn gas phù hợp nhất.
LPG là gì?
LPG, viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là một loại khí gas được hóa lỏng. LPG là hỗn hợp khí hydrocarbon, chủ yếu gồm Propan (C3H8) và Butane (C4H10). Thường thì hỗn hợp này được biết đến với tên gọi Khí dầu mỏ hóa lỏng hoặc đơn giản là Khí hoá lỏng (LPG).
Dưới áp suất khí quyển và nhiệt độ bình thường, LPG tồn tại ở dạng khí. Để tiện lợi trong việc vận chuyển, LPG được nén lại dưới áp suất cao. LPG là loại nhiên liệu sạch và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực dân dụng, thương mại, vận tải và công nghiệp.
Khi chuyển từ thể lỏng sang thể khí, LPG hấp thụ nhiệt từ LPG lỏng và môi trường xung quanh. Điều này giải thích vì sao khi sử dụng bình gas, bình sẽ trở nên lạnh và nếu sử dụng quá mức, bề mặt của bình có thể xuất hiện hiện tượng đọng nước hoặc đóng tuyết, thậm chí đóng băng.
Áp suất tăng khi nhiệt độ tăng, do đó khi nhiệt độ bên ngoài bình gas tăng lên, áp suất bên trong cũng sẽ tăng do sự giãn nở của gas lỏng. Các bình gas thường được trang bị van an toàn, và nếu áp suất bên trong bình tăng quá cao, van này sẽ hoạt động để giảm áp suất bên trong, đảm bảo an toàn cho bình gas.
Quy định kiểm tra bồn gas công nghiệp
Quá trình kiểm định bồn chứa LPG phải được thực hiện theo các bước tuần tự. Chỉ khi kết quả của mỗi bước đáp ứng yêu cầu thì mới tiếp tục đến bước tiếp theo.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ và lý lịch bồn chứa
- Xem xét hồ sơ thiết kế, chế tạo, và lắp đặt.
- Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo trì, và sửa chữa.
- Đối chiếu với hồ sơ kiểm định trước đó.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong và bên ngoài
- Đánh giá vị trí lắp đặt và khoảng cách an toàn.
- Kiểm tra sàn thao tác, cầu thang, và các yếu tố kỹ thuật khác.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các van khóa và các thiết bị đo lường, an toàn, tự động.
- Đánh giá chất lượng mối hàn và kiểm tra khuyết tật trên kim loại và các mối nối bằng mắt và phương pháp không phá hủy (NDT).
Bước 3: Nghiệm thử áp suất
- Thực hiện thử bền và thử kín theo tiêu chuẩn kiểm tra.
Bước 4: Kiểm định các cơ cấu an toàn và đo lường
- Kiểm tra các thiết bị đo lường và cơ cấu an toàn như van an toàn, áp kế, thiết bị đo mức, rơ le nhiệt độ và áp suất, hệ thống nối đất và cách điện vỏ thiết bị.
Bước 5: Kiểm tra vận hành bồn chứa LPG
- Kết nối các thiết bị phụ trợ và cơ cấu an toàn, sau đó vận hành hệ thống ở áp suất làm việc cho phép.
Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định
- Lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định.
- Soạn thảo biên bản kiến nghị và khắc phục nếu cần.
- Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định bồn chứa LPG.
Thời gian kiểm định bồn gas công nghiệp
Quá trình kiểm định định kỳ của bồn chứa LPG là 3 năm/lần. Khi bồn chứa đã được sử dụng trên 12 năm, thời gian kiểm định sẽ được rút ngắn xuống còn 2 năm/lần. Kiểm định bất thường sẽ được thực hiện khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng hoặc từ đơn vị sử dụng. Ngoài ra, kiểm định cũng được thực hiện khi có thay đổi về vị trí lắp đặt, thay thế hoặc sửa chữa bồn chứa.
Bài viết liên quan: