Contents
- 1 Gas là mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao. Vì vậy quá trình tồn chứa, san chiết, nạp, vận chuyển, sử dụng đều có những yêu cầu rất nghiêm ngặt. Doanh nghiệp kinh doanh gas cũng phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào bồn chứa, trạm nạp, bình gas, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ. Và chịu trách nhiệm về an toàn đối với từng hộ gia đình sử dụng gas.
- 2 Công tác xử lý của cơ quan chức năng
- 3 Lời kêu gọi của “Hiệp hội kinh doanh gas”
- 4 NHÀ MÁY GAS CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN
Gas là mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao. Vì vậy quá trình tồn chứa, san chiết, nạp, vận chuyển, sử dụng đều có những yêu cầu rất nghiêm ngặt. Doanh nghiệp kinh doanh gas cũng phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào bồn chứa, trạm nạp, bình gas, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ. Và chịu trách nhiệm về an toàn đối với từng hộ gia đình sử dụng gas.
Vấn đề nổi cộm trong suốt thời gian qua, liên tục, kéo dài đến nay là tình trạng chiết nạp gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhau. Thậm chí, có tổ chức, cá nhân đã mài chữ nổi trên bình gas của các hãng khác. Cắt tai, mài vỏ, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình. Tung ra thị trường làm thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh gas chân chính. Gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Nghiêm trọng hơn là nhà nước thất thu thuế, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Gây bất bình trong dư luận xã hội.
Xem thêm: Vạch trần những thủ đoạn lừa đảo, kinh doanh gas lậu
Trên thực tế, các đối tượng vi phạm không phải chịu chi phí đầu tư vỏ bình, kiểm định, kiểm định định kỳ, bảo dưỡng, sửa chữa… và thu lợi bất chính. Hậu quả thì các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và người tiêu dùng phải gánh chịu. Điều đáng nói nữa là, các đối tượng có hành vi vi phạm thường giả nhãn hiệu của những thương hiệu có uy tín. Gây tổn thất cho những doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Và rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Công tác xử lý của cơ quan chức năng
Trước tình trạng trên, công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh gas. Nhất là hành vi chiếm dụng, san chiết trái pháp luật, giả nhãn hiệu. Hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ, chiến đoạt, hoán cải vỏ bình… Cũng đã được các cơ quan chức năng thực hiện.
Tuy nhiên, có một thực tế là. Cùng một loại hành vi vi phạm, song mỗi lực lượng, địa phương lại xử lý khác nhau. Khi thì trả lại bình gas cho chính đối tượng vi phạm. Khi lại bán đấu giá. Có vụ việc lại trả lại chủ sở hữu, hoặc đem tiêu huỷ… Điều này đã làm giảm hiệu quả, hiệu lực của pháp luật.
Lời kêu gọi của “Hiệp hội kinh doanh gas”
Để thị trường gas hoạt động lành mạnh. Đẩy lùi nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả. Hiệp hội gas có một số kiến nghị như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước cần bỏ quy định về việc doanh nghiệp được quyền thuê và cho thuê bình gas. Bởi hoạt động trên sẽ càng tạo thêm lỗ hổng trong quản lý và khiến thị trường kinh doanh gas thêm… bát nháo. Còn nữa, cần xem xét bỏ quy định doanh nghiệp phải có sổ theo dõi bình gas về số lượng, số sêri, ngày tháng cung cấp bình cho khách hàng… việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp, tốn kém về nhân lực và khó khả thi.
Bên cạnh đó, Hiệp hội gas cũng đề nghị bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bình gas, đặc biệt là quyền được trả lại bình gas khi bị chiếm đoạt, chiếm dụng trái pháp luật và quyền được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Đặc biệt, Hiệp hội đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn chế tài xử phạt nghiêm, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh gas, từ đó có tác dụng răn đe, hạn chế tình trạng vi phạm trần lan như hiện nay.
Nguồn: Gas Tân Việt Sơn từ Internet