Trao đổi với TBKTSG Online, đại diện một doanh nghiệp gas không muốn nêu tên cho biết.
Vừa qua, doanh nghiệp đã liên hệ với một công ty công nghệ. Để tìm giải pháp cho việc lập sổ theo dõi việc xuất bán bình gas, nhập tự động số series của bình.
“Giải pháp của họ đưa ra là gắn chíp điện tử trên mỗi bình gas. Việc này sẽ giúp dữ liệu được điện tử hóa, chỉ cần quét là tất cả được ghi nhận lên phần mềm. Không cần nhập thủ công từng số liệu.
Tuy nhiên, mỗi con chíp như vậy có giá 20.000 đồng, tức là chúng tôi sẽ phải bỏ ra lên tới gần 20 tỉ đồng để gắn cho tất cả bình gas mình có. Đó là chưa kể tiền đầu tư trang thiết bị đi kèm, chẳng hạn như súng quét”. Đại diện này cho biết.
Theo đại diện doanh nghiệp, việc đầu tư rất khó để quyết định lúc này. Nguyên nhân không chỉ ở việc con số đầu tư rất lớn mà còn vì thiếu tin tưởng.
Bởi lẽ, trước đây, cũng cơ quan chức năng bắt buộc phải nâng chuẩn để tiếp tục hoạt động. “Chúng tôi đã vay ngân hàng, đầu tư vỏ bình, đáp ứng yêu cầu. Nhưng rồi, cũng chính cơ quan chức năng bỏ hết các yêu cầu đã đưa ra trước đó. Mặc doanh nghiệp chịu thiệt thòi.
Vì vậy, bài học kinh nghiệm là cứ từ từ. Nếu có phạt thì cũng chỉ vài chục triệu”, vị này cho biết.
Theo quy định tại Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí hóa lỏng. Văn bản thay thế cho Nghị định 19/2016 vốn gây tranh cãi trong cộng đồng doanh nghiệp gas. Thương nhân kinh doanh gas phải lập sổ theo dõi việc bán chai LPG. Trong sổ theo dõi này phải có các thông tin về chai gồm:
- Chủ sở hữu
- Loại chai
- Số seri
- Hạn kiểm định
- Ngày giao nhận…
Tại hội nghị triển khai về Nghị định 87 diễn ra cuối tháng 7 do Sở Công Thương TPHCM tổ chức. Quy định này đã vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp trong ngành.
Lý lẽ đưa ra là việc lập sổ theo dõi sẽ tạo ra khối lượng công việc khổng lồ cho doanh nghiệp. Buộc phải thuê thêm nhân sự hoặc đầu tư công nghệ bởi số seri là chi tiết vốn đang được dập nổi trên vỏ bình, cách duy nhất để nhập dữ liệu này là ghi chép bằng tay.
Vì những khó khăn này, cơ quan chức năng cam kết chưa thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy định về sổ theo dõi ngay từ 1-8 như hiệu lực của văn bản mà cho doanh nghiệp thêm thời gian chuẩn bị.
“Đúng là hiện tại, cơ quan chức năng chưa kiểm tra về việc lập sổ theo dõi. Tôi thì nghe nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng đang chuẩn bị văn bản kiến nghị Bộ Công Thương bỏ quy định này”, đại diện doanh nghiệp cho biết.