Khí hóa lỏng LPG. Hay còn gọi đầy đủ là khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas). Có thành phần chính là Propan C3H8 và Butan C4H10. Bình thường thì propan và butan là các chất ở dạng khí. Nhưng để dễ vận chuyển và sử dụng,người ta cho chúng tồn tại ở dạng lỏng.
LPG không màu, không mùi. Nhưng được cho thêm chất tạo mùi trước khi cung cấp cho người tiêu dùng. Để dễ dàng phát hiện ra khi có sự cố rò rỉ gas. Mỗi kg LPG cung cấp khoảng 12.000 kcal năng lượng. Tương đương nhiệt năng của 2 kg than củi hay 1,3 lít dầu hỏa hoặc 1,5 lít xăng. Việc sản sinh ra các loại chất khí NOx, khí độc và tạp chất trong quá trình cháy thấp đã làm cho LPG trởthành một trong những nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Khí hóa lỏng LPG được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như sau:
- Dân dụng: các hộ gia đình sử dụng LPG làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt. Theo hình thức sử dụng bình gas 12kg.
- Thương mại: chủ yếu là các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Sử dụng bình gas 45kg.
- Tiêu thụ công nghiệp: Các nhà máy sử dụng LPG làm nhiên liệu để phục vụ sản xuất. Như nhà máy sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, gạch men, chế biến thực phẩm, nông sản, thủy sản…Đây là nguồn tiêu thụ LPG quan trọng ở Việt Nam.
- Giao thông vận tải: sử dụng LPG thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu. “Xanh hóa” nhiên liệu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc sử dụng LPG trong giao thông vận tải còn khiêm tốn. Kết quả thử nghiệm sử dụng bộ chuyển đổi LPG choxe taxi sẽ tiết kiệm được khoảng 25-29% chi phí so với chạy xăng. Việt Nam cũng bắt đầu ứngdụng LPG làm nhiên liệu thay xăng cho xe gắn máy.
guồn: Gas Tân Việt Sơn từ Internet