LNG ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, sản xuất điện năng và làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông. Bài viết dưới đây của Tân Việt Sơn sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về đặc điểm của LNG, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nhiên liệu quan trọng này.
Khái niệm về khí hóa lỏng LNG
LNG (Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên được hóa lỏng, với thành phần chính là Methane (CH4) chiếm khoảng 94,3%. Đây là loại năng lượng sạch, không màu, không mùi, không gây độc hại và được xem là giải pháp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cũng như thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam.
Quá trình sản xuất LNG được thực hiện bằng công nghệ làm lạnh sâu ở nhiệt độ -162°C (-260°F). Khí thiên nhiên sau khi được khai thác từ các mỏ ngoài khơi sẽ được dẫn về đất liền, xử lý và làm lạnh thông qua hệ thống chuyên dụng để chuyển đổi sang trạng thái lỏng.
Khí hóa lỏng, thể tích của LNG giảm đến 600 lần so với dạng khí, đồng thời sức chứa cao hơn 2,4 lần so với CNG. Giúp LNG dễ dàng tồn trữ và vận chuyển với chi phí tiết kiệm hơn, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong nước và quốc tế.
Cấu tạo của khí hóa lỏng LNG
Khí hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas) là dạng khí thiên nhiên chủ yếu bao gồm Methane (CH4) chiếm khoảng 94,3%, cùng với một lượng nhỏ các thành phần khác như Ethane (C2H6) chiếm 4,2%, Propane (C3H8) chiếm 1% và một số khí vi lượng khác chiếm khoảng 0,5%.
Nhờ thành phần giàu Methane, LNG là nguồn năng lượng sạch, không màu, không mùi và không gây độc hại. LNG trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ngành công nghiệp và năng lượng hiện đại, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
LNG được sản xuất như thế nào?
- Sau khi được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên, khí được vận chuyển đến các nhà máy xử lý và lọc dầu để làm sạch.
- Trong quá trình này, các tạp chất không phải hydrocarbon như CO2 và Hydrogen Sulfide sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
- Tiếp theo, khí tự nhiên được làm lạnh sâu đến -162°C để chuyển sang dạng lỏng (LNG) và lưu trữ trong các bồn chứa chuyên dụng, được thiết kế đạt độ an toàn, ngăn ngừa rò rỉ trong suốt quá trình lưu trữ và vận chuyển.
- Khi đến điểm tiêu thụ, LNG sẽ được hóa hơi trở lại trạng thái khí bằng hệ thống tái hóa khí, sau đó bơm vào các đường ống để phân phối đến các nhà máy điện, khu công nghiệp hoặc khu đô thị.
- Ngoài ra, LNG còn được sử dụng làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông ở một số quốc gia nhờ đặc tính sạch và thân thiện với môi trường.
LNG được vận chuyển bằng tàu biển, đồng thời thông qua xe bồn chuyên dụng và tàu hỏa, mang tính linh hoạt và hiệu quả trong việc phân phối năng lượng đến những khu vực khác nhau.
Bài viết liên quan: