Gas LNG ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ngành năng lượng nhờ tính thân thiện với môi trường và hiệu suất sử dụng cao. Cùng gas Tân Việt Sơn tìm hiểu chi tiết về quá trình sản xuất LNG và cách nó trở thành nguồn nhiên liệu tối ưu cho nhiều lĩnh vực.
Contents
LNG được dùng làm gì?
Với trữ lượng dồi dào và hiệu quả kinh tế vượt trội, ứng dụng của LNG ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
- LNG được sử dụng để thay thế than đá trong các nhà máy nhiệt điện, giúp giảm lượng khí thải độc hại.
- Nhiên liệu này còn được dùng trong hệ thống sưởi ấm, sấy khô tại khu dân cư và các nhà máy sản xuất thực phẩm.
- Trong ngành vận tải, LNG trở thành giải pháp thay thế hiệu quả cho xăng và dầu diesel, góp phần giảm ô nhiễm không khí.
- Ưu điểm LNG trong các ngành công nghiệp nặng là luyện kim, sản xuất gạch, gốm sứ… nhờ khả năng đốt cháy hiệu quả và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Đặc điểm của gas LNG
Khí hóa lỏng LNG không màu, không mùi, có trọng lượng nhẹ và bay hơi nhanh khi tiếp xúc với không khí. Khi đốt cháy, LNG tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ cao lên đến 1880°C và cháy hoàn toàn mà không để lại cặn, giúp giảm hao mòn thiết bị, kéo dài tuổi thọ và hạn chế chi phí bảo trì so với xăng hoặc dầu.
Sau khi hóa lỏng, LNG có dung tích lưu trữ lớn hơn 2,4 lần so với khí thiên nhiên nén (CNG) và chỉ chiếm 1/600 tổng thể tích của khí thiên nhiên ở điều kiện bình thường. Nhờ đặc tính này, bồn chứa LNG trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc lưu trữ và vận chuyển, mang lại nhiều lợi ích trong ngành công nghiệp năng lượng.
Tổng hợp quá trình sản xuất gas LNG
Bước 1: Làm sạch khí tự nhiên
Khí tự nhiên khai thác từ các mỏ chứa nhiều tạp chất như methane, ethane, propane, butane, dầu và nước. Trước khi hóa lỏng, khí được xử lý để loại bỏ tạp chất tại trạm xử lý khí.
Bước 2: Hóa lỏng khí
Khí tự nhiên sau khi làm sạch được làm lạnh xuống -162°C bằng hệ thống trao đổi nhiệt khổng lồ, chuyển sang trạng thái lỏng để dễ dàng vận chuyển và lưu trữ.
Bước 3: Vận chuyển LNG
LNG có thể tích nhỏ hơn khí tự nhiên 600 lần, giúp tối ưu hóa vận chuyển. LNG được đưa đến kho cảng bằng tàu chuyên dụng có lớp vỏ cách nhiệt để duy trì trạng thái lỏng.
Bước 4: Lưu trữ và phân phối
Tại kho cảng, LNG được lưu trữ trong các bồn lớn và bổ sung mùi để phát hiện rò rỉ. Sau đó, LNG được vận chuyển bằng xe bồn đến nhà máy hoặc được sử dụng trực tiếp bằng hệ thống tái hóa khí tại chỗ.
Bước 5: Tái hóa khí và sử dụng
Tại nhà máy, LNG được tái hóa khí bằng hệ thống chuyên dụng, điều chỉnh áp suất phù hợp (khoảng 8 bar) và dẫn vào hệ thống đốt để phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt.
Bài viết liên quan: